Cảng trung chuyển quốc tế ở Việt Nam được coi là giấc mơ của tất cả những người liên quan đến ngành hàng hải và ngành vận tải biển. Có cảng trung chuyển chắc chắn các doanh nghiệp vận tải biển, vận tải thủy nội địa sẽ có cơ hội để phát triển. Cảng Cần Giờ là một cơ sở hạ tầng quan trọng trong hệ thống vận chuyển hàng hóa hiện đại. Chúng được thiết kế để giảm thiểu chi phí vận chuyển và tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được kỳ vọng giúp TP.HCM tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm logistics của khu vực và châu Á. Bên cạnh đó, Cảng Cần Giờ cũng đảm nhiệm việc đưa Việt Nam đứng đầu về vận tải biển.
Vị trí xây dựng Cảng Cần Giờ
Vị trí dự kiến xây dựng bến cảng trung chuyển Cần Giờ là tại Cù lao Phú Lợi. Diện tích 75 ha nằm ở cửa sông Cái Mép thuộc xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM). Đây là vị trí được Cảng Sài Gòn và hãng tàu Mediterranean Shipping Company (MSC) đề xuất xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Điểm mạnh về vị trí địa lý: vị trí dự án làm tại cù lao Phú Lợi. Nơi đây hoàn toàn không có người ở, nằm tách biệt hẳn với đất liền. Nơi đây nằm cạnh luồng Cái Mép – Thị Vải, vốn đã quen với hoạt động hàng hải thuận tiện cho người dân.
Vị trí xây dựng cảng không ảnh hưởng đến Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Do cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ thuộc vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, nằm trong vùng chuyển tiếp trên 2 cù lao, khá biệt lập và cách vùng lõi Khu dự trữ bằng sông Thêu.
Theo thiết kế, dự kiến cảng có chiều dài toàn tuyến là 7,2 km. Trong đó, bến tàu chính dài 6,8km, bến tàu gom hàng và sà lan dài 1,9 km. Cảng có thể tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 teus).
Về công nghệ, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là công nghệ cảng xanh, sử dụng điện. Nhà đầu tư cũng đã cam kết mang công nghệ hiện đại nhất đến Cần Giờ.
Tiềm năng vàng của siêu cảng quốc tế Cần Giờ
Không thể phủ nhận rằng Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế biển. Với vị trí địa lý có bờ biển dài, việc xây dựng phát triển các cảng biển mang lại cho ta rất nhiều lợi ích. Đặc biệt, dự án Cảng Cần Giờ nếu được xây dựng, Việt Nam sẽ được trở thành một trong những nước dẫn đầu về kinh tế biển.
Tạo đột phá trong phát triển kinh tế biển
Theo UBND TP.HCM, bến Cần Giờ ở cửa sông Cái Mép, nằm trên tuyến hàng hải quốc tế. Đây là nơi có thể đáp ứng tàu tải trọng lớn như các tuyến ở châu Âu, Phi, Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành cảng container quốc tế. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và phát triển kinh tế biển.
Hiện nay, sản lượng thông qua cảng biển trên địa bàn tăng trưởng qua các giai đoạn 2015-2020, 2021-2025. Dự kiến năm 2030, sản lượng hải sản sẽ tăng mạnh. Do vậy, việc xây dựng cảng biển là cần thiết để đáp ứng nhu cầu loại hình này ở hiện tại lẫn tương lai cho TP.HCM và cả nước.
Tại hội thảo “Tạo đà phục hồi của thị trường bất động sản phía Nam” vào tháng 4/2022, Nhà đầu tư (Tập đoàn vận tải biển MSC) đề xuất đầu tư chuyển khu vực cảng biển từ Singapore – là cảng trung chuyển quốc tế sang Việt Nam, mong muốn lựa chọn vị trí Cần Giờ, thuộc địa bàn TP.HCM, với mức đầu tư rất lớn. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam phát triển mạnh, vươn tầm quốc tế.
Tạo thuận lợi xuất nhập khẩu hàng hóa
Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, việc xây dựng cảng biển là cần thiết. nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện tại và trong tương lai từ nay đến 2030 dự kiến tăng. Để đáp ứng nhu cầu, việc xây dựng cảng và các cảng container là việc nên triển khai sớm. Việc này nhằm phát triển khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Khu vực Cần Giờ nằm tại vị trí đầu tuyến luồng hàng hải Cái Mép – Thị Vải, độ sâu lớn. Thêm đó, ít chịu ảnh hưởng sóng, gió nên sẽ tạo điều kiện tốt cho các tàu biển cập bến. Vị trí này rất thuận lợi. Cảng sẽ có tiền phương tốt khi kết nối với các cảng lớn trên toàn thế giới.
VIMC nhìn nhận, việc hình thành một trung tâm dịch vụ logistics quy mô lớn. Dự kiến mang lại những tác động tích cực, lan tỏa, tạo điều kiện phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất, tài chính, các loại dịch vụ hàng hải… tại địa phương. Đây là giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển logistics trở thành lĩnh vực mũi nhọn của TP.HCM. Cảng giữ vững vai trò là trung tâm logistics của khu vực và châu Á. Mở ra hướng đi mới góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của khối dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của TP.HCM và Việt Nam.
Dự kiến xây dựng dự án Cảng Cần Giờ
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 3987/QĐ-UBND về kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển trên địa bàn đến năm 2030.
Mục tiêu: phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại. Dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Quy mô dự án: Dự án bao gồm 7 giai đoạn. Chiều dài cảng là khoảng 7,2km cầu cảng, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6 tỷ USD.
Đơn vị đề xuất: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VSMC) – Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và hãng tàu container lớn nhất thế giới – Mediterranean Shipping Company (MSC).
Hiện tại, TP. HCM đã có cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước và cảng Cái Mép – Thị Vải. Vì vậy khi xây dựng cảng Cần Giờ, đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng cảng này. Phân tích để biết việc phân bố lượng hàng, luồng hàng, tuyến vận tải đến các cảng khác.
Dự kiến đường giao thông kết nối với cảng
Để phát triển cảng biển đồng bộ và hiệu quả, TP.HCM cần xây dựng thêm các tuyến đường. Việc xây dựng bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt, hệ thống cảng,…. để kết nối với nhau. Hiện nay, có đề xuất ưu tiên nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ kết nối đồng bộ với cảng biển mới tại khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung TP.HCM.
Cụ thể hơn nữa, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đang tính toán phương án đầu tư đường bộ. Con đường này sẽ nối với tuyến đường Rừng Sác, có chiều dài khoảng 11km. Bên cạnh đó, nhà đầu tư đã gửi báo cáo phương án tuyến với TP.HCM để Sở GTVT xem xét.
Lời kết
Việc xây dựng trung tâm trung chuyển tầm cỡ thế giới là một lợi thế cho kinh tế Việt Nam. Đó mang lại đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Kinh phí thông qua các khoản thuế từ hoạt động bốc xếp, lưu kho bãi, các loại phí, lệ phí từ tàu ra vào cảng.
Hiện tại, dự án đang đứng trước nhiều thuận lợi, được sự ủng hộ của trung ương cũng như địa phương. Vì vậy, cần biết nắm bắt thời cơ để xây dựng cảng biển. Nếu dự án Cảng Cần Giờ được đẩy nhanh lộ trình, nhiều cơ hội đột phá được mở ra cho TP.HCM. Đây là một dự án có tiềm năng lớn, hy vọng sẽ sớm thành công và mang lại vị thế mới cho Việt Nam trên trường quốc tế.