Nhìn chung, tình hình chung thị trường BĐS 2023 chuyển biến ngày càng tích cực hơn nhờ các chính sách quyết liệt của Chính phủ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn duy trì thế “phòng bị”. Tâm lý này cũng dễ hiểu khi các nhà đầu tư muốn quan sát thêm trước khi quyết định xuống tiền đầu tư. Bởi trước đó, thị trường bất động sản đã có một khoảng thời gian dài điêu đứng.
Tình hình chung thị trường BĐS 2023
Tình hình chung thị trường BĐS 2023 là tâm lý “chậm mà chắc” của nhà đầu tư
Theo Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam – Ông Nguyễn Văn Đính – một cuộc khảo sát được thực hiện với 500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản ghi nhận nhiều con số đáng chú ý về tâm lý của nhà đầu tư. Cụ thể, chỉ 21% doanh nghiệp cho rằng các chính sách mới được ban hành từ đầu 2023 có tác động tích cực đến tâm lý các nhà đầu tư. Gần 80% doanh nghiệp còn lại cho rằng chưa thấy được sự chuyển biến thật sự tích cực từ thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư hay kể cả khách hàng đều giữ tâm lý ổn định, chậm mà chắc, thận trọng quan sát trước khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, tình hình chung thị trường BĐS 2023 giai đoạn này cũng ghi nhận một bộ phận nhà đầu tư nhìn thấy được cơ hội, sẵn sàng “xuống tiền” thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, quá trình này lại chịu nhiều áp lực tài chính từ các khoản vay trước đó.
Do đó, sức mua của thị trường 2023 chưa thực sự mạnh. Số lượng giao dịch tập trung chủ yếu ở các dự án hướng tới nhóm khách hàng mua ở thực, có nhu cầu ở thực. Dù khởi sắc hơn mấy tháng trước rất nhiều, nhưng nhìn chung, thị trường BĐS Việt Nam năm 2023 vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Xem thêm bài viết Tại sao nên chọn Viva Plaza
Nguồn vốn luôn là vấn đề khó giải quyết và tồn đọng lâu dài
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý “phòng bị “ của nhà đầu tư, là nguồn vốn. Chánh văn phòng Hội Môi giới BĐS Việt Nam – Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – cho biết, nguồn vốn và pháp lý là hai khó khăn đeo bám dai dẳng nhiều doanh nghiệp bất động sản. Theo khảo sát của Hội, hơn 70% doanh nghiệp cho biết các chính sách, cơ chế được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự hiệu quả.
Nguyên nhân được cho là bởi một bộ phận doanh nghiệp với điều kiện thấp khó có thể tiếp cận được nguồn vốn, chưa đủ khả năng để tiếp nhận nguồn vốn, thêm vào đó còn vướng mắc về pháp lý. Do vậy, giải pháp trước mắt là phải giải quyết các vấn đề về pháp lý, tiếp đến mới giải quyết khó khăn liên quan đến nguồn vốn.
Nguyên nhân thứ hai là một số doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn lại vướng mắc vì lãi suất vẫn neo ở mức cao dù đã được điều chỉnh giảm nhiều lần trong thời gian qua. Các doanh nghiệp còn lại thậm chí chưa qua được vòng thẩm định hồ sơ để tiếp cận nguồn vốn bởi vẫn còn vướng nhiều khoản nợ tồn động trước đó. Kết quả, sau gần 5 tháng ban hành, 120 nghìn tỷ VNĐ của gói tín dụng vẫn chưa được phát sinh dư nợ.
30% doanh nghiệp còn lại cho rằng cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến phát hành trái phiếu trước. Họ cho rằng các chính sách mới được ban hành thuộc nhóm có nhu cầu. Sau một số động thái tích cực từ phía Ngân hàng Nhà nước, số vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu hồi phục.
Trong tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong tháng 7, nhóm BĐS xếp vị trí thứ 2 với 33% giá trị, tương đương 26.055 tỷ VNĐ. Nhiều DN đàm pháp thành công để gia hạn thời gian trả nợ cho các chủ sở hữu trái phiếu.
Tuy nhiên, cũng theo ông Quỳnh, giải pháp này chỉ giúp DN tạm thời ổn định để sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu nợ doanh nghiệp, tranh thủ thêm thời gian để phục hồi. Về bản chất chỉ là chuyển nợ từ thời điểm này sang thời điểm khác.
Nếu các vấn đề được đề cập ở trên được giải quyết triệt để, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội để giải quyết vấn đề nguồn vốn, tiếp cận được nguồn vốn mới hấp dẫn hơn.
Tình hình chung thị trường BĐS 2023 ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khó khăn nhất định. Điển hình là khó khăn về nguồn vốn, vướng mắc về pháp lý, các chính sách chưa thực sự phát huy tác dụng, nhà đầu tư chần chừ. Để tránh hiệu ứng thắt cổ chai, nên có biện pháp tháo gỡ từ từ từng khó khăn.