Cầu Nhơn Trạch là cây cầu được bắc qua sông Đồng Nai, kết nối TP Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây là dự án trọng điểm của nhà nước nhằm góp phần giảm tình trạng ách tắc giao thông đường và giảm tải áp lực lên cầu Đồng Nai. Cầu Nhơn Trạch là 1 phần quan trọng trong dự án xây dựng đường Vành Đai 3.
Vành Đai 3 là một trong những tuyến đường huyết mạch của TP.HCM, kết nối các quận ngoại thành với trung tâm thành phố. Đây là tuyến đường vô cùng quan trọng, giúp giảm tải đường trung tâm, đảm bảo an toàn giao thông và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực. Đường vành đai 3 cũng được đánh giá là tuyến đường kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các cảng biển. Khi đường vành đai 3 hoàn thành và đi vào hoạt động, sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế. Đồng thời giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trong thành phố.
Giới thiệu dự án cầu Nhơn Trạch
Cầu Nhơn Trạch là một cây cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối liền tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Cầu này được xây dựng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Cầu kết nối các khu công nghiệp của tỉnh này với các cảng biển và sân bay ở TP. Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những công trình hạ tầng giao thông quan trọng của TP.HCM. Cầu được xây dựng trên tuyến đường vành đai 3, kết nối Quận 2, 9 và tỉnh Đồng Nai. Cầu Nhơn Trạch là một trong những cầu có tầm quan trọng lớn đối với việc kết nối và phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Bộ. Hiện tại, tiến độ xây dựng cầu đang được triển khai và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
Dự án gồm có 2 gói thầu. Gói CW1 xây dựng cầu dài 2,6km đã khởi công vào tháng 9-2022. Gói CW2 – đường dẫn hai đầu cầu, dài hơn 5,6km đã ký kết hợp đồng với nhà thầu vào ngày 28-3. Gói CW2 bắt đầu triển khai thi công những đoạn tuyến đã có mặt bằng từ tháng 5-2023.
Dự án có tổng chiều dài 8,22km. Trong đó bao gồm 6,3km qua tỉnh Đồng Nai và 1,92km qua TP.HCM.
Quy mô cầu: 6 làn xe
Tải trọng tàu được phép qua cầu: 5.000 tấn.
Dự kiến thời gian hoàn thành: năm 2024.
Lợi ích của dự án cầu Nhơn Trạch
Hiện nay, giao thông kết nối đang là nỗi ám ảnh của các phương tiện khi lưu thông từ TPHCM qua Đồng Nai hay đi Vũng Tàu. TP.HCM được xem là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước. Cạnh đó, Đồng Nai là thủ phủ cả về công nghiệp lẫn chăn nuôi. Vì vậy, nhu cầu kết nối về giao thông để phục vụ phát triển KT-XH giữa hai địa phương là rất lớn.
Dự án xây cầu Nhơn Trạch nhằm rút ngắn thời gian di chuyển từ Bình Dương, TP.HCM đến các khu công nghiệp Nhơn Trạch và cảng quốc tế Cái Mép.
Giảm áp lực giao thông nội đô trong TP. HCM. Phân luồng xe tải trọng lớn, container không di chuyển vào trung tâm. Tạo điều kiện giao thương hàng hóa thương mại giữa các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Tây.
Cầu Nhơn Trạch được xem là động lực giúp cho thị trường bất động sản tại Nhơn Trạch sôi động.
Cầu Nhơn Trạch là nhân tố góp phần hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3. Dự án này đã được phê duyệt năm 2011. Mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM và khu vực các tỉnh phía Nam.
Chi tiết về dự án Vành đai 3: Tuyến đường này được chia làm 4 phân đoạn.
- Đoạn 1: quy mô 8 làn xe, dài 30 km, nối Tân Vạn – TP.HCM – Nhơn Trạch.
- Đoạn 2: chiều dài 16km, nối từ Mỹ Phước đến Tân Vạn.
- Đoạn 3: quy mô 6 làn xe, dài 17 km. Đi qua: Bình Chuẩn (Bình Dương) – QL.22 (TP.HCM).
- Đoạn 4: quy mô 8 làn xe, dài 30 km. Kết nối từ QL22 đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Tiến độ xây dựng cầu Nhơn Trạch mới nhất
Theo dự kiến hồi đầu năm, cầu Nhơn Trạch sẽ được khởi công trong tháng 5. Tuy nhiên do công tác đấu thầu chậm nên phải chuyển sang tháng 6. Mốc tiến độ tiếp tục lùi tới tháng 7 và sau bao chờ đợi, cuối cùng cũng đã được “chốt” vào ngày 24.9.
Ông Cho Byeong Hwan, giám đốc dự án gói thầu cầu Nhơn Trạch, cho biết đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi thị sát tại dự án và yêu cầu nhà thầu đáp ứng nhanh hơn 3-4 tháng so với hợp đồng.
Tính đến nay, cầu đã trải qua 8 tháng kể từ ngày khởi công. Cầu Nhơn Trạch đã hoàn thanh 30%, đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra. Kế hoạch có 2 hạng mục chính: cầu dài 2,6 km, rộng 19,5 m và đường dẫn ở hai đầu cầu tổng chiều dài hơn 5,6 km.
Tổng mức đầu tư xây dựng cầu là 1800 tỷ.
Đến nay, đã hoàn thành được 112/152 cọc khoan nhồi D1200 và 12/27 cọc khoan nhồi D1500. Đã đổ bê tông bệ trụ 4 đốt thân trụ P28, 2 đốt thân trụ P29 và bệ trụ P30.
Ở phía giữa sông, nhiều cọc bê tông đường kính 2m đã được cắm xuống lòng sông sâu tận 80m.
Công trường bên đầu cầu phía TP HCM đã có nhiều trụ cầu được lắp đặt. Cầu Nhơn Trạch có 39 trụ và hai mố cầu, các hạng mục này đang trong giai đoạn khoan cọc.
Phía bên Đồng Nai, công trình cũng đang được đẩy mạnh tiến độ. Mọi công việc đều được tính toán và đảm bảo thời gian hợp lý và hiệu quả.
Công nhân tại Dự án xây dựng cầu
Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối tháng 5, công trường thi công vô cùng tấp nập. Dưới trời nắng gay gắt nhưng trên công trường, tiếng động cơ máy móc vẫn giòn giã huyên náo một khúc sông. Ở trên bờ, khi có mặt bằng tập kết vật liệu và thời tiết thuận lợi, nhà thầu khẩn trương thi công các hạng mục xây dựng.
Các công nhân tại 2 đầu cầu đều làm việc chăm chỉ. Thậm chí có nhiều hôm làm việc quá giờ. Nhiều công nhân đã mắc lán ngủ tại công trường để thuận tiện trông coi và làm việc.
Công nhân hàn các thanh thép kết nối khung trụ khi thả xuống sông sẽ có đường kính 2m và chiều dài 80m.
Công nhân dùng hàn xì cắt thép ống trụ tại công trường xây cầu Nhơn Trạch phía tỉnh Đồng Nai.
Áo có quạt mát được công nhân mặc khi làm việc trên công trường trong những ngày nắng nóng.
Công nhân tại công trường xây dựng cầu Nhơn Trạch ở xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Nhà thầu cho biết, đã bố trí ca trực làm cả ngày đêm, kể cả cuối tuần, lễ Tết. Mục đích để có thể hoàn thành thi công sớm hơn hợp đồng. Kết quả, đến nay sau 8 tháng khởi công, sản lượng thi công đạt trên 32% (vượt 127% so với tiến độ hợp đồng).
Nhận thấy sự cố gắng nỗ lực của nhà thầu và công nhân, nhà nước cũng có nhiều động viên. Hy vọng rằng sự cố gắng của tất cả sẽ giúp dự án nhanh chóng thành công.
Lời kết
Với vai trò là một công trình trọng điểm trên tuyến đường vành đai 3, cầu Nhơn Trạch sẽ đem lại nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế và đô thị của khu vực. Khi cầu hoàn thành, sẽ giúp kết nối các khu vực trong TP.HCM và các tỉnh lân cận, thuận tiện cho việc di chuyển, vận chuyển hàng hóa và phát triển du lịch. Đặc biệt, cầu Nhơn Trạch còn là tuyến đường giúp kết nối với các khu công nghiệp lớn như KCN Long Thành, KCN Nhơn Trạch và các khu đô thị mới như Vinhomes Grand Park, sẽ giúp thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho khu vực Đông Nam Bộ.