Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ – giá trị văn hoá Phi vật thể của Việt Nam

Lễ Hội Nghinh Ông Cần Giờ – di sản có một không hai của địa phương

Nếu là người con của mảnh đất Cần Giờ, chắc chắn bạn không thể không biết đến lễ hội Nghinh Ông, một di sản văn hóa và niềm tự hào dân tộc. Lễ hội hứa hẹn mang đến cho du khách và người dân Cần Giờ sự hào hứng, bất ngờ về một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Một truyền thống dân tộc được hòa quyện giữa phần hội và phần lễ trong không gian yên bình của miền đất phía đông nam Thành phố.

Đến nay đã hơn 100 năm kể từ ngày lễ hội Nghinh Ông được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là một lễ hội truyền thống của ngư dân huyện Cần Giờ, cầu cho mưa thuận gió hòa khi ra biển và ước mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tới Cần Giờ nhất định ghé lễ Nghinh Ông và ăn những món đặc sản Cần Giờ: toplist quán ăn ngon Cần Giờ

Lễ hội nghinh ông Cần Giờ với đoàn thuyền
Lễ hội nghinh ông Cần Giờ với đoàn thuyền

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được khởi nguồn từ năm Quý Sửu 1913, tổng kết một mùa đánh bắt trên biển của ngư dân và chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới với những ước vọng một mùa bội thu. Đồng thời, nó còn gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông hay tục thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) đã được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của ngư dân ven biển huyện Cần Giờ. Nguồn gốc lễ hội này gắn với truyền thuyết dân gian được du nhập vào Cần Giờ trong quá trình giao lưu văn hóa của ngư dân Cần Giờ với ngư dân các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Hà Tiên..

Lễ hội được xem như ngày Tết của người dân biển Cần Giờ, là dịp để ngư dân nghỉ ngơi, vui chơi giải trí sau những ngày ra khơi bám biển gian khổ, bạn bè gần xa có thời gian thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau và qua đó trao đổi những kinh nghiệm đi biển, nâng cao hiệu quả sản xuất, đánh bắt thủy hải sản.

Đây là Lễ hội dân gian duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức vào rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó chú trọng giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng biển; thông qua Lễ hội tăng cường tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nghề, yêu quê hương, biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. 

Các hoạt động tại lễ hội

Đoàn thuyền trong lễ Nghinh Ông
Đoàn thuyền trong lễ Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức với nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trò chơi dân gian, vui chơi giải trí lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó còn xây dựng tinh thần hiếu khách, tương thân tương trợ trong các tầng lớp nhân dân lao động, xây dựng văn minh thương nghiệp, phục vụ du khách, góp phần phát triển ngành du lịch của huyện Cần Giờ. 

Lễ hội tại huyện Cần Giờ có nét tương đồng với một số nghi thức lễ chính so với các lễ hội Cầu Ngư và lễ hội Nghinh Ông khác trong khu vực, nhưng lại có nét đặc trưng riêng về một số nghi tiết lễ hội và diễn ra vào dịp Tết Trung Thu. Kết hợp với nhiều huyền thoại, chuyện kể dân gian về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất rừng ngập mặn Cần Giờ từ đó đã tạo nên một lễ hội Nghinh Ông mang màu sắc riêng biệt của địa phương.

Một trong những hoạt động được du khách quan tâm nhất đó là triển lãm trưng bày hình ảnh, hiện vật phục chế các loại hình đánh bắt truyền thống của ngư dân Cần Giờ, hoạt động sản xuất, văn hóa của vùng sông, biển qua các thời kỳ và giới thiệu bộ sưu tập “Vỏ sò ốc, san hô đặc trưng các vùng biển Việt Nam.”

Lễ hội tổ chức Lễ Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Rừng Sác Cần Giờ, Lễ Thượng đại kỳ lễ hội và Lễ Mừng công ngư dân Cần Giờ, tổ chức Lễ Cúng tiền hiền hậu hiền, bạn cũ lái xưa. Chương trình nghệ thuật Nghinh Ông Cần Giờ – Đêm hội Trăng rằm và tổ chức đoàn thuyền hoa đăng, thả đèn trên biển. Ngoài ra còn tổ chức Lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về Lăng Ông Thủy tướng; chương trình nghệ thuật bế mạc Lễ hội.…

Bên cạnh các nghi thức truyền thống, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động như: Lễ hội đặc sản biển và du lịch biển; phiên chợ hàng việt – trưng bày giới thiệu, mua bán sản phẩm; tổ chức các suất biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, văn nghệ phong trào, giao lưu đờn ca tài tử; văn nghệ thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu; tổ chức liên hoan Lân Sư Rồng và Diều nghệ thuật; tổ chức các giải thi đấu thể thao; bắn pháo hoa hỏa thuật… Tô điểm thêm những giá trị riêng biệt và hấp dẫn du khách của Lễ Hội Nghinh Ông.

Đồng thời, lễ hội cũng thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, là dịp để ngư dân tưởng nhớ về những bậc tiền nhân đã có công đầu trong việc chế tạo ra những phương tiện đi biển, ngư cụ đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho ngư dân.

Các thành tựu văn hoá của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

Lễ hội nghinh ông Cần Giờ
Lễ hội nghinh ông Cần Giờ

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, đây là niềm vui và tự hào của Đảng bộ, chính quyền, người dân Cần Giờ nói riêng và nhân dân TP nói chung. Lễ hội nghinh Ông – Cần Giờ vinh dự được Ban Tổ chức các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức, giao Sở Văn hóa, Thể thao TP và UBND huyện Cần Giờ phối hợp thực hiện.

Một giá trị văn hóa từ hàng thế kỉ nay đã vượt qua mọi thời đại để ghi danh vào Chứng nhận Di sản Văn hóa Thế giới, trở thành truyền thống tinh thần của con dân miền biển. Nếu có cơ hội, bạn còn chần chờ gì mà không tham gia ngay Lễ Hội Nghinh Ông Cần Giờ để được chiêm ngưỡng và cảm nhận nét đẹp của văn hóa dân tộc, lưu giữ những giá trị văn hóa trường tồn mãi với thời gian.

One thought on “Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ – giá trị văn hoá Phi vật thể của Việt Nam

  1. Pingback: Homestay Cần Giờ view đẹp “đưa nhau đi trốn” cuối tuần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *