Trong giai đoạn từ 2021 đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch Long An chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp loại đô thị, cải thiện các tuyến đường quốc lộ, xây dựng thêm nhiều tiện ích công cộng. Từ đó khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển xứng tầm với vị trí cửa ngõ kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nam Bộ.
Tiềm năng quy hoạch Long An trong giai đoạn 2021 – 2030
Sơ lược về tỉnh Long An
Long An là một tỉnh thành thuộc về phía Nam Việt Nam, cụ thể là nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được Chính phủ chú trọng phát triển toàn diện về kinh tế – văn hóa – xã hội. Không những thế, Long An còn là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, có vai trò kết nối kinh tế trong vùng.
Diện tích tỉnh Long An là khoảng hơn 449 ngàn hecta với số dân tính đến tháng 4 năm 2019 là 1.688.547 người.
Vị trí địa lý của tỉnh Long An
- Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang
- Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và một tỉnh của Campuchia
- Phía Đông và Đông Bắc tiếp tục giáp thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Tây tiếp tục giáp với Campuchia
Từ vị trí này có thể thấy tỉnh Long An là cửa ngõ quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Long An là hành lang chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, 2 mặt giáp thành phố Hồ Chí Minh nên được hưởng các tiện ích vùng ven đô thị đặc biệt này. Tỉnh Long An sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển giao thông thuận lợi cho việc thông thương buôn bán và kinh tế xã hội.
Năm 2019, Long An xếp thứ 25 cả nước về số dân, xếp thứ 12 về GRGP và xếp thứ 12 về GRDP về bình quân đầu người, xếp thứ 14 cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP.
Tỉnh Long An có cả thảy 15 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó, tỉnh lỵ là thành phố Tân An, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45km nếu tính theo đường QL1A.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu của tỉnh Long An
Kiểu khí hậu ở Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Phía Nam Việt Nam nghiêng về khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Tỉnh Long An cũng không ngoại lệ. Nền nhiệt ẩm phong phú với lượng mưa nhiều, thời gian nắng trong năm cũng khá cao, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không lớn. Nhìn chung, thời tiết nơi đây khá ôn hòa.
Về mặt địa hình, tỉnh Long An nằm giữa trong phần chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trong khi phía Bắc và Đông Bắc có một số đồi núi thấp thì vùng đồng bằng phía Tây Nam sở hữu những khu rừng ngập mặn với hệ sinh thái phong phú. Thổ nhưỡng tỉnh Long An khá đa dạng, trong đó phần lớn là đất phù sa. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Riêng tỉnh Long An, tổng chiều dài các kênh rạch lên đến gần 9000km.
Điều kiện kinh tế của tỉnh Long An
Với vị trí là một cửa ngõ để thành phố Hồ Chí Minh hướng ra bên ngoài, tỉnh Long An được xem là cây cầu kết nối hai vùng kinh tế trọng điểm phía Đông và phía Tây Nam Bộ. Giai đoạn 2016 – 2020 vừa qua, kinh tế tỉnh Long An có mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ – 9,11%/năm, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Long An cũng là một địa phương có mật độ dân số khá cao (với số dân gần 2 triệu người). Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số tỉnh, nguồn lao động dồi dào, sẵn sàng phục vụ cho các chiến lược phát triển kinh tế.
Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ – tài chính – công nghệ cao. Vì thế, Long An chính là khu vực được chọn để di dời các nhà máy công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy đạt 80% khi Long An có đến 36 khu và cụm công nghiệp.
Hệ thống giao thông hạ tầng ở Long An
Hệ thống giao thông hạ tầng ở Long An đang ngày càng hoàn thiện với dự án nâng cấp các tuyến quốc lộ như QL1A, QL50, QL62, QLN2. Bên cạnh đó, các tuyến cao tốc như cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Trung Lương,.. cũng giúp ích rất nhiều cho việc kết nối hệ thống các cảng, sân bay…
Xem thêm bài viết đầu tư đất nền sao cho không bị lỗ.
Quy hoạch Long An giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030
Sở hữu vị trí địa lý thuận tiện cùng nhiều tiềm năng về khí hậu, địa hình lẫn tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Long An đang là tâm điểm chú ý của nhiều nhà đầu tư bất động sản. Chính vì thế, các thông tin liên quan đến quy hoạch Long An được nhiều người quan tâm.
Vào ngày 16/4/2020, kế hoạch quy hoạch Long An giai đoạn 2021 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký xác nhận phê duyệt. Theo đó, tỉnh Long An hướng tới phát triển bền vững về kinh tế – văn hóa – xã hội, trong đó chú trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp bằng việc ứng dụng khoa học hiện đại vào sản xuất. Từ đó nâng cao năng suất và chất lượng, kết hợp với công nghệ chế biến, công nghệ năng lượng tái tạo, các hình thức du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch lịch sử.
Quy hoạch Long An được chia thành từng giai đoạn như sau
Giai đoạn 2021 – 2025: Xây dựng mới 3 đô thị và nâng loại 3 đô thị. Cụ thể
- Nâng thị trấn Cần Giuộc lên đô thị loại III, nâng đô thị Đông Hòa, đô thị Đông Thành lên đô thị loại IV
- thành lập đô thị Khánh Hưng, đô thị Thái Bình Trung là đô thị loại V
- Thành lập đô thị Mỹ Quý là đô thị loại V
Giai đoạn 2026 – 2030: Xây dựng 4 đô thị mới cùng với nâng loại 3 đô thị hiện hữu. Cụ thể
- Thành lập thành phố Tân An là đô thị loại I, nâng thị trấn Bến Lức thành đô thị loại II, thành lập thị trấn Mỹ Hạnh, thị trấn Lương Hòa là đô thị loại V.
- Nâng thị xã Kiến Tường lên đô thị loại II, thành lập đô thị Hậu Thạnh Đông là đô thị loại V
- Thành lập đô thị Lạc Tấn là đô thị loại V
Quy hoạch Long An – Quy hoạch thành phố Tân An
Xuất phát điểm từ một đô thị loại III, thành phố Tân An đã nỗ lực cải thiện, phấn đấu rất nhiều để được công nhận là đô thị loại II vào tháng 9 năm 2019. Theo kế hoạch đã đề ra, đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ có tổng cộng 25 đô thị, trong đó thành phố Tân An phấn đấu trở thành đô thị loại I.
Với mục tiêu xây dựng thành phố Tân An trở thành một trung tâm thương mại, hành chính, phát triển bền vững, có hiệu quả, có kết cấu hạ tầng vật chất hiện đại, đồng bộ, đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường, tỉnh Long an đã ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng nội khu của thành phố.
Thành phố Tân An cũng ưu tiên phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến vào sản xuất. Bên cạnh đó, thành phố cũng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sạch nhằm thu hút lượng lao động trí thức, lao động có chuyên môn cao, ít ảnh hưởng đến môi trường. Về nông nghiệp, thành phố chủ trương xây dựng các khu vực sản xuất chuyên canh chất lượng cao, phát triển công nghệ sinh học, tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu của địa phương.
Được quy hoạch trên diện tích hơn 8000 hecta, thành phố Tân An phấn đấu trở thành đô thị loại I năm 2030. Dự đoán đến năm 2030, dân số thành phố rơi vào khoảng 300.000 người, với tỷ lệ đô thị hóa là 80 – 90%, thu nhập bình quân lên đến 80 triệu VNĐ / người / năm.
Quy hoạch Long An là điểm nóng tin tức mà nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm lúc này. Bởi Long An có rất nhiều tiềm năng để phát triển về cả kinh tế lẫn xã hội. Bên cạnh đó, Long An còn chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm cả vai trò làm cửa ngõ kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh khác trong khu vực.