Dự án đường vành đai 3 được Chính phủ phê duyệt từ năm 2013 và chỉnh sửa lần cuối năm 2016. Quy mô đường vành đai 3 vẫn là mối quan tâm rất lớn của người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bởi khi dự án này hoàn thành sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đối với thông thương vùng này.
Quy mô đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh
Đường vành đai 3 nằm ở đâu?
Là dự án trọng điểm trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, đường vành đai 3 đi qua 4 tỉnh, thành phố là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai. Chiều dài đoạn đường qua các tỉnh lần lượt là 47,5km, 6,8km, 10,7km, 11,3km. Như vậy, chiều dài dự kiến của dự án này là 76,3 km. Nhưng tính đến nay, chỉ có khoảng 10,7km đoạn đường qua địa phận tỉnh Bình Dương đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Tuy vậy, đây vẫn là dự án mang lại nhiều tiềm năng phát triển nhất cho miền Nam Việt Nam.
Chi tiết quy hoạch và quy mô đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh
Theo báo cáo của bộ GTVT, quy mô đường vành đai 3 sẽ là 4 làn xe được xây dựng bằng kỹ thuật loại A, cho phép các phương tiện lưu thông với tốc độ 100 km/h. Tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 75.400 tỷ đồng.
Đường vành đai 3 được chia thành 4 đoạn để thi công:
- Đoạn 1: Đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, được gọi với cái tên khác là đường vành đai 3 Nhơn Trạch, bắt đầu từ Tân Vạn và kết thúc ở Nhơn Trạch với tổng chiều dài đường đi lên đến 34,28km. Đoạn 1 được đầu tư khoảng 9.260 tỷ đồng.
- Đoạn 2: Được biết đến với tên gọi khác là đường vành đai 3 Bình Dương, đi từ Bình Chuẩn đến Tân Vạn, là đoạn duy nhất hoàn thành với chiều dài là 16,7km với thiết kế 6-8 làn xe.
- Đoạn 3: Đoạn 3 đi qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, nối giữa quốc lộ 22 với Bình Chuẩn với tổng chiều dài là 19,1km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.000 tỷ đồng.
- Đoạn 4: Nối giữa Bến Lức và quốc lộ 22, đi qua địa bàn tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh với tổng chiều dài lên đến 28,9km. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 ước tính lên đến 11.000 tỷ đồng.
Như vậy, quy mô đường vành đai 3 chủ yếu thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh. Số ha đất thành phố sử dụng cho dự án này là 410 ha.
So sánh quy mô đường vành đai 3 với 3 đường vành đai còn lại
Tiêu chí so sánh | Đường vành đai 1 | Đường vành đai 2 | Đường vành đai 3 | Đường vành đai 4 |
Chiều dài | 26,4km | 64km | 76km | 200km |
Tổng số vốn đầu tư | Chưa rõ | 12.500 tỷ đồng | 75.400 tỷ đồng | 100.000 tỷ đồng |
Đi qua các tỉnh, thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí MinhBình DươngLong AnĐồng Nai | Thành phố Hồ Chí MinhBình DươngLong AnĐồng Nai Bà Rịa – Vũng Tàu |
Các nút giao quan trọng trên đường vành đai 3 – Quy mô đường vành đai 3
Nút giao với QL1A ở Tân Vạn, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Nút giao với QL13 tại thành phố Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương
Nút giao với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh, Mộc Bài tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Nút giao với quốc lộ 1! tại Bến Lức, tỉnh Long An
Nút giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành tại Bến Lức và Nhơn Trạch
Nút giao với cao tốc Long Thành – Dầu Giây tại quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài các nút giao quan trọng, còn có 4 điểm các phương tiện giao thông có thể ra vào đường vành đai 3 là cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, QL22, Tỉnh lộ 25C, QL13.
Xem thêm bài viết Khu dân cư Xuyên Á – Đất nền giá rẻ
Lợi ích khi tuyến đường vành đai 3 hoàn thiện và được đưa vào sử dụng
Lợi ích thứ 1: Là giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng trong khu vực. Giảm thiểu kẹt xe đồng thời rút ngắn thời gian và quãng đường lưu thông. Từ đó giúp việc kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận trở nên dễ dàng hơn
Lợi ích thứ 2: Thúc đẩy các hoạt động thông thương, mua bán vận chuyển giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng. Bên cạnh đó còn góp phần nâng cao giá trị bất động sản khu vực ngoại ô thành phố.
Lợi ích thứ 3: kết nối với 5 đường cao tốc hướng trung tâm thành phố là cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc TPHCM – Chơn Thành, cao tốc Long Thành, Dầu Giây, cao tốc TPHCM – Trung Lương, Cao tốc TPHCM – Mộc Bài.
Lợi ích thứ 4: Tại một hành lang kết nối các cụm công nghiệp với nhau, đồng thời kết nối các cụm công nghiệp này với cảng biển, giảm chi phí vận chuyển và tăng số vòng vận chuyển.
Trên đây là thông tin về quy mô đường vành đai 3 mà mọi người quan tâm. Dự kiến đường vành đai 3 sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025 và mang đến nhiều lợi ích cho kinh tế, xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long.