Quy trình chế biến yến sào thơm ngon chất lượng

Yến sào là món ăn bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngày nay, chất lượng cuộc sống đi lên, nhiều người sử dụng yến sào để nâng cao sức khỏe. Chính vì vậy ngoài nguồn gốc xuất xứ, họ quan tâm nhiều đến quy trình chế biến. Sau đây mình sẽ giới thiệu về các bước chế biến yến sào để mọi người hiểu rõ hơn về quy trình công phu này.

Sấy khô tổ yến

Yến sào là gì ?

Yến sào là một loại sản phẩm dinh dưỡng được làm từ tổ của chim yến, thuộc họ chiên (Apodidae). Tổ yến được chim yến xây dựng bằng tơ và nước dãi, có chứa các thành phần dinh dưỡng như protein, collagen, khoáng chất và các loại axit amin thiết yếu.

Yến sào được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn và thực phẩm chức năng. Yến có tác dụng tăng cường sức khỏe và chống lão hóa.

Trong ẩm thực, yến sào được sử dụng để làm các món ăn cao cấp như súp yến, cháo yến, xôi yến,… Ngoài ra, yến sào còn được sử dụng trong các sản phẩm chức năng như viên uống, tinh chất và kem dưỡng da.

Việc thu hoạch yến sào là một quá trình rất khó khăn và đòi hỏi sự tận tâm, chăm sóc và kiên trì của người nuôi chim yến. Bởi vì tổ yến được chế tạo bởi chất dẻo có chứa nhiều protein, khi bị chạm vào hoặc rung động, chúng dễ dàng vỡ tan và mất đi giá trị dinh dưỡng. Do đó, việc thu hoạch yến sào phải được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

Hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến

Yến sào là một nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm:

  • Protein: chứa khoảng 50-70% protein. Đây là nguồn protein rất tốt cho cơ thể con người vì nó chứa tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể.
  • Collagen: Yến sào cũng chứa collagen. Một loại protein đặc biệt giúp tăng cường độ đàn hồi của da, giảm nếp nhăn và giúp làn da căng mịn hơn.
  • Khoáng chất: Yến sào chứa nhiều khoáng chất như sắt, canxi, kali, magie, đồng và kẽm. Các khoáng chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe của cơ thể.
  • Axit amin: Yến sào cũng chứa nhiều axit amin thiết yếu như arginin, lysin, methionin, tryptophan. Các axit amin này giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Quy trình chế biến yến sào

Để đến tận tay người tiêu dùng dưới dạng sản phẩm yến sào “thần dược”, yến đã trải qua quá trình sản xuất và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Quy trình sản xuất yến sào đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm. Không chỉ giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn cam kết giảm đến mức tối thiểu lượng dưỡng chất hao hụt.

Bước 1: Kiểm tra chất lượng tổ yến thô sau khi thu hoạch

  • Tổ yến được thu hoạch từ nhiều nguồn khác nhau. Tổ yến từ đảo, trong các động yến tự nhiên hoặc nuôi tại nhà. Việc thu hoạch tổ yến đòi hỏi sự tận tâm và kiên trì, vì nó rất dễ vỡ và mất giá trị dinh dưỡng nếu không được thực hiện đúng cách. Sau khi thu hoạch, tổ yến được đưa về các xưởng sản xuất. Tại đây, các quy trình phân loại bắt đầu được thực hiện.
  • Phân loại dựa trên rất nhiều tiêu chí. Phân loại yến theo độ dày, màu sắc của yến là những công đoạn đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Sau đó là bước phân loại dựa vào lượng tạp chất có trong tổ yến.  Quá trình này cần sự quan sát tỉ mỉ và sự tinh ý khi quan sát các thành phần có trong tổ yến. Sau khi xong bước phân loại, tổ yến được lưu trữ và bảo quản trong kho.
khi mới thu hoạch

Bước 2: Làm sạch tổ yến và chuẩn bị khâu sơ chế

  • Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong trạng thái nhiều dinh dưỡng nhất, quy trình sản xuất yến sào cần đảm bảo theo đúng an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn của ngành yến. Khâu làm sạch tổ yến và chuẩn bị sơ chế đóng vai trò rất quan trọng. Các tiêu chí làm sạch rất khắt khe đảm bảo tổ yến sẽ hoàn toàn sạch sẽ. Bởi tổ yến được làm sạch kỹ thì sẽ đơn giản hóa quá trình loại bỏ tạp chất về sau. Đồng thời giúp hạn chế hao hụt dưỡng chất của thành phẩm.
  • Tổ yến được loại bỏ bụi bẩn bên ngoài và các tạp chất dễ lấy ra trong trạng thái khô. Đây cũng là bước chuẩn bị dụng cụ sơ chế, khử trùng và đảm bảo bước tiếp theo được thực hiện an toàn.
làm sạch tổ yến

Bước 3: Sơ chế yến sào

  • Sau khi được làm sạch sơ, quy trình sản xuất tổ yến bước vào giai đoạn kỳ công nhất. Yến sào thô được ngâm trong nước lạnh cho đến khi sợi yến tơi ra và mềm hơn. Tuỳ vào độ khô và độ dày của sợi yến mà thời gian ngâm kéo dài tương ứng. Ở bước này, yến chỉ được ngâm bằng nước lạnh vì nước nóng sẽ làm sợi yến bị tan ra, hao hụt rất nhiều về cả lượng yến và lượng dưỡng chất.
  • Tiếp đến sẽ là bước loại bỏ lông chim yến. Yến sẽ được sàng lọc qua nước sạch và rây lọc nhiều lần. Sau đó các sợi lông chim không loại bỏ được bằng lọc qua rây thì phải nhặt thủ công. Vì thế, bước lọc yến qua rây cần được thực hiện kỹ lưỡng. Để việc lọc hiệu quả, yến cần được ngâm đủ tới để đạt độ nở vừa phải. Lông chim và tạp chất mới có thể dễ dàng trôi theo nước đi ra ngoài.
công nhân làm việc tỉ mỉ

Bước 4: Loại bỏ tạp chất và làm sạch yến sào

  • Trong quy trình sản xuất yến sào, bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì nhất. Sau khi được sơ chế, người làm yến tiến hành loại bỏ tạp chất thủ công. Từng chiếc lông tơ nhỏ đến các loại cặn, bụi đều được yêu cầu gắp sạch khỏi sợi yến nhằm đảm bảo chất lượng và hương vị yến tốt nhất.
  • Yến được chia thành từng nhúm nhỏ. Sau đó rải thành lớp mỏng để dễ dàng nhìn thấy lông tơ và tạp chất. Người làm yến dùng nhíp chuyên dụng để nhặt từng sợi lông loại bỏ khỏi yến. Một chén nước được chuẩn bị, đặt bên cạnh để làm sạch nhíp sau mỗi lần loại bỏ lông.
cẩn trọng trong khâu loại bỏ lông chim yến

Bước 5: Ép khuôn và sấy khô yến

  • Thành phẩm cung cấp ra thị trường cần phải được sấy khô và ép thành khuôn. Sau khi làm sạch, yến được mang đi ép vào khuôn để tạo thành tổ như hình dạng ban đầu. Đó là lý do tai yến tinh chế thường nguyên vẹn, không bị sứt mẻ. Sau khi đã ép thành tai, tổ yến được sấy khô. Quá trình sấy khô kéo dài trong vòng 12 đến 19 tiếng. Nhiệt độ sấy không quán 75 độ C. Nhờ vậy mà hương vị và dưỡng chất của tổ yến ít bị hao hụt.
  • Quá trình lưu trữ yến cũng là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất yến sào. Việc bảo quản yến cần hết sức cẩn thận và chú ý. Cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Quá trình bảo quản cũng cần tránh nơi hầm nóng phòng vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Yến khô nên được sử dụng tốt nhất trong vòng 2 – 3 năm sau ngày sản xuất để đảm bảo an toàn và lượng dinh dưỡng ổn định.
Thành phẩm xuất ra thị trường

Quy trình sản xuất ra một thành phẩm yến sào chất lượng vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. Người chế biến cần đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo cao. Thành phẩm xuất ra thị trường không chỉ hạn chế hao hụt lượng yến mà còn giữ được dưỡng chất dồi dào và hương vị hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *