Vành Đai 2 – tuyến đường bộ đô thị cấp I của TP HCM

Thông tin về dự án quy hoạch tuyến Vành Đai 2 đang là chủ đề được người dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh quan tâm lúc này. Bởi tuyến đường này có vai trò rất quan trọng trong giao thông khu vực này. Bài viết này sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về dự án quy hoạch này. 

Thông tin dự án Vành Đai 2

Đường bao là gì?

Vành Đai (Đường Vành Đai, đường bao) là các tuyến đường chạy quanh thành phố hoặc một khu đô thị. Các cung đường này khép kín và được nối với các tuyến đường khác nhằm thuận tiện cho việc di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác. Tác dụng chủ yếu của đường bao là giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, các tuyến đường Vành Đai còn làm bộ mặt cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố được cải thiện. 

Chú ý, đường bao không phải là đường tránh. Trong khi đường Vành Đai bao quanh đô thị thì đường tránh chỉ là một trục đường hay đường vòng qua đô thị mà không bao trọn nó. 

Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu đường VĐ?

Một thành phố đông đúc với số dân lên đến 9 triệu người như thành phố Hồ Chí Minh, lượng phương tiện tham gia giao thông quá khổng lồ. Chính vì thế, những dự án quy hoạch đường Vành Đai liên tục được thành phố đề xuất và được chính phủ phê duyệt. Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 4 tuyến đường vành đai bao gồm:

Đường Vành Đai 1: là tuyến đường vành đai trong cùng, nằm gần trung tâm thành phố nhất, với chiều dài 26,4 km. 

Đường Vành Đai 2: là tuyến đường chúng ta tìm hiểu kỹ trong bài viết này. Đây là cung đường có chiều dài hơn 64km, quy mô 6 đến 10 làn xe. 

Đường Vành Đai 3: dự án đường Vành Đai 3 thành phố Hồ Chí Minh được Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và chỉnh sửa lần cuối vào năm 2013. Dự án này do Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long trực tiếp thi công dưới sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.

Đường Vành Đai 4: là tuyến đường bao nằm ngoài cùng, xa trung tâm thành phố và có chiều dài cùng phạm vi bao trọn rộng nhất. Cung đường này đi qua 5 tỉnh với chiều dài 197,6km.

TP HCM có bao nhiêu đường vành đai

Thông tin về đường Vành Đai 2

Tổng vốn đầu tư cho dự án này lên đến 12.540 tỉ đồng, được đánh giá là một trong những dự án rất quan trọng trong giao thông khu vực ngoại thành thành phố

Tuyến đường này đi qua 7 quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh là: Quận 7, quận 2, quân 8. quận 9, Bình Chánh, Bình Tân và Thủ Đức. 

Tổng chiều dài của Vành Đai 2 là 64km, gồm 6 đến 10 làn xe. Hiện, tuyến đường này còn 3 phân đoạn chưa được khép kín, dự sẽ hoàn thành trong năm 2023 này. 

Vành Đai 2

Lộ tuyến Vành Đai 2

Các tuyến đường bao của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu được chia thành 4 đoạn, Vành Đai 2 cũng không ngoại lệ.

Đoạn 1: bắt đầu từ cầu Rạch Chiếc (trên vành đai phía Đông là cầu Phú Hữu) đến xa lộ Hà Nội, gồm cả nút giao thông bình Thái. Đoạn này kéo dài 3,82 km, thuộc địa bàn quận 9 và quận Thủ Đức. 

Đoạn 2: nối giữa nút giao Bình Thái và đường Phạm Văn Đồng. Đoạn 2 kéo dài 1,99 km, thuộc địa bàn quận Thủ Đức

Đoạn 3: Tiếp nối đoạn 2, từ đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa (nằm trên quốc lộ 1). Đoạn này vẫn thuộc quận Thủ Đức và kéo dài 3,75 km. 

Đoạn 4: là đoạn cuối và đoạn dài nhất, từ nút giao An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh, độ dài là 5,3 km và đi qua các quận, huyện: Quận 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh.

Tiến độ thi công dự án Vành Đai 2

Lễ động thổ xây dựng dự án Vành Đai 2 được tổ chức từ tháng 12/2015, đoạn đầu tiên được thi công là đoạn 1. Trong giai đoạn này, tổng số vốn đầu tư là 1.135 tỷ đồng, cộng cả chi phí giải phóng mặt bằng thì khoảng hơn 1.800 tỷ đồng. 

Đoạn 1 là đoạn hết sức quan trọng, góp phần hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông thành phố và giảm đáng kể sự ùn tắc. Đây cũng chính là lý do thu hút đầu tư vào khu vực quận Thủ Đức. 

Tính đến tháng 6/2020, dự án đã hoàn thành được hơn 54 km với lộ giới trung bình là 35m. Tuy nhiên, vẫn còn 11 km (chia làm 4 đoạn khác nhau) chưa được khép kín. Còn lại, đoạn đường Nguyễn Văn linh và quốc lộ 1A đã được đưa vào sử dụng. 

Trong 4 đoạn của dự án, đoạn 1, đoạn 2, đoạn 4 đang được bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để xin cấp thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư dự án. 

Đoạn 3 được thi công từ năm 2017 với tổng số vốn kể cả chi phí giải phóng mặt bằng là 2.100 tỉ đồng nhưng đã tạm ngừng vì nhiều lý do. 

Nói về nguyên nhân làm chậm tiến độ thi công dự án, Chủ tịch HDDND thành phố – bà Nguyễn Thị Lệ – cho biết, việc bồi thường và giải phóng mặt bằng khó khăn do chính quyền phải giao đến cho chủ đầu tư, dẫn đến làm chậm tiến độ. 

Nhận thấy nguyên nhân này, UBND thành phố kịp thời đề xuất các phương án để tháo gỡ vấn đề. Chủ yếu là quận Thủ Đức cần tích cực vận động người dân di dời và bàn giao mặt bằng càng sớm càng tốt. 

Đẩy nhanh tốc độ khép kín Vành Đai 2 trong giai đoạn 2022 – 2023

Hiện tại, Vành Đai 2 muốn khép kín vẫn cần hoàn thiện 3 đoạn gồm: đoạn từ ngã 3 An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh (dài 5,3 km); đoạn từ cầu phú Hữu đến xa lộ Hà Nội (3,8 km); đoạn từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng (2km).

Tổng vốn đầu tư 3 đoạn này dự sẽ khoảng hơn 10.000 tỷ đồng, với kỳ vọng có thể khép kín Vành Đai 2 trong giai đoạn 2022 – 2023.

Vành Đai 2 là dự án tuyến đường bộ cấp I của thành phố Hồ Chí Minh, được đầu tư với số vốn khổng lồ, với kỳ vọng mang lại nhiều giá trị cho thành phố và khu vực. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *