Đường vành đai là một trong những cung đường phát huy tác dụng to lớn trong việc giảm ùn tắc giao thông. Hiện, thành phố Hồ Chí Minh sở hữu 4 dự án đường vành đai. Trong đó có Đường Vành Đai 3 TP HCM. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi thông tin về tuyến đường này trong bài viết này nhé.
Đường Vành Đai 3 TP HCM
Đường Vành Đai là gì?
Đường Vành Đai – hay còn gọi là đường cao tốc, đường xa lộ, đường bao – là những tuyến đường được xây dựng bao quanh một thành phố hay một khu đô thị. Nhờ có đường vành đai, người tham gia giao thông tránh được phiền phức lớn nhất là tắc đường. Đường vành đai giúp chúng ta di chuyển đến các địa phương khác mà không cần “len lỏi” trong những cung đường nội đô đông đúc. Nhờ vậy, quá trình di chuyển được rút ngắn thời gian rất nhiều, vô cùng thuận tiện. Có thể nói, đường vành đai là một “trợ thủ” đắc lực trong việc thúc đẩy việc giao thương, mua bán, vận chuyển hàng hóa, kết nối giữa các khu vực với nhau.
TP HCM có những đường vành đai nào
Là một thành phố với hơn 9 triệu người sinh sống, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông đúc và phát triển bậc nhất Việt Nam. Tuy vậy, sự đông đúc và nhộn nhịp đi kèm với sự chật chội và nhiều vấn đề xã hội khác. Điển hình là sự ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên các tuyến đường nội đô. Chính vì thế, thành phố đã quyết định xây dựng các tuyến đường vành đai để kéo lượng phương tiện giao thông ra khỏi trung tâm thành phố, giúp thành phố thông thoáng hơn và người tham gia giao thông cũng cảm thấy hài lòng và thuận tiện hơn.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có 4 đường vành đai, cụ thể là Vành Đai 1, Vành Đai 2, Vành Đai 3 và Vành Đai 4. Trong đó, Vành Đai 1 là tuyến đường nằm gần trung tâm nhất và ngắn nhất. Vành Đai 4 là tuyến đường nằm xa trung tâm nhất và dài nhất.
Tổng quan về Đường Vành Đai 3 TP HCM
Dự án đường Vành Đai 3 TP HCM được chính phủ phê duyệt từ năm 2011. Năm 2013, dự án này có một số điều chỉnh. Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long là đơn vị thực hiện dự án này với cơ quan chủ quản là Bộ Giao thông Vận tải.
Thông tin chi tiết về Đường Vành Đai 3
Là dự án giao thông trọng điểm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, Vành Đai 3 dự kiến đi qua 4 tỉnh, thành phố là tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Chiều dài dự kiến là 89,3 km. Tính đến nay, chỉ có đoạn qua tỉnh Bình Dương đã hoàn thành với chiều dài 16,3 km.
Vành Đai 3 được kỳ vọng sẽ là cung đường khép kín có vai trò quan trọng trong kết nối vùng. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển các hoạt động thương mại, giao thông vận tải, mua bán hàng hóa giữa TP HCM với các tỉnh lân cận. Đặc biệt, dự án này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kế hoạch quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị đa trung tâm trong tương lai, thông qua phát triển toàn diện các cụm công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa nông thôn, kết nối các thành phố vệ tinh xung quanh.
Chi tiết về phương án quy hoạch Đường Vành Đai 3 TP HCM
Trong báo cáo của Bộ GTVT, Vành Đai 3 sẽ có 6 làn xe được xây dựng bằng kỹ thuật loại A và cho phép các phương tiện lưu thông với tốc độ 100 km/h.
Dự án sẽ chia làm 4 đoạn với nhiều dự án con khác nhau. 4 đoạn đó là
- Đoạn 1: Tân Vạn – Nhơn Trạch, có chiều dài là 34,28 km, đoạn 1 đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và thành phố HCM, còn được gọi là đường Vành Đai 3 Nhơn Trạch
- Đoạn 2: Bình Chuẩn – Tân Vạn, còn được gọi là đường Vành Đai 3 Bình Dương, hiện đã hoàn thành với 16,7 km chiều dài
- Đoạn 3: đoạn đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP HCM, đoạn quốc lộ 22 nối với Bình Chuẩn, có chiều dài là 19,1 km
- Đoạn 4: đoạn cuối cùng đi qua địa phận tỉnh Long An và TP HCM, nối giữa Bến Lức và quốc lộ 22 dài 28,9 km
Tiến độ hoàn thiện dự án Đường Vành Đai 3 TP HCM
Vành Đai 3 được kỳ vọng rất nhiều để giảm lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ở các đường trong thành phố Hồ Chí Minh, giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian và quãng đường di chuyển từ Sài Gòn đến Đồng Nai hay Bình Dương. Do vậy, tiến độ thi công dự án Vành Đai 3 đang được đẩy nhanh.
Trong lộ trình thực hiện dự án được Bộ GTVT thống nhất cùng 4 tỉnh thành phố là TP HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ hoàn thành đoạn (3) và đoạn (4). Cùng với đó, Bộ đã đề nghị các địa phương nhanh chóng giải phóng mặt bằng để dự án đi theo đúng tiến độ đề ra.
Về việc giải phóng mặt bằng, phó chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh – ông Trần vĩnh Tuyến sẽ đề xuất Hội đồng Nhân dân thành phố ứng trước ngân sách để bồi thường giải phóng mặt bằng. Kinh phí dự kiến cho việc này khoảng hơn 5.633 tỷ đồng. Trong lúc giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành thiết kế kỹ thuật của dự án. Dự kiến thời gian sớm nhất hoàn thành dự án là năm 2023.
Lợi ích mà Đường Vành Đai 3 TP HCM mang lại
Vành Đai 3 mang lại nhiều lợi ích cho cả bộ mặt thành phố và cuộc sống người dân.
Cụ thể, đoạn (1) sẽ giảm áp lực giao thông cho khu vực cảng Cát Lái, giảm bớt tình trạng quá tải phương tiện tham gia giao thông trên đoạn cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, góp phần làm thông thoáng cửa ngõ phía Đông thành phố.
Đoạn (2) đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, có vai trò tăng kết nối hai phía Đông Tây Sài Gòn.
Đoạn (3) được kỳ vọng sẽ kết nối toàn bộ khu vực xung quanh thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An và góp phần làm giảm ùn tắc trên quốc lộ 1 đoạn nút giao thông An Sương.
Đoạn (4) sẽ có vai trò kết nối giao thông giữa cao tốc TP HCM với Mộc Bài và Trung Lương, cao tốc Bến Lức với Long Thành.
Theo đó, Sở GTVT thành phố đã đề xuất với bộ GTVT ưu tiên thực hiện đoạn 1 trước, kế đến là hoàn chỉnh đoạn 3 và đoạn 4.
Đường Vành Đai 3 TP HCM sau khi hoàn thiện sẽ thay đổi bộ mặt vùng ven thành phố, giúp việc di chuyển giữa các vùng thuận tiện hơn.
Pingback: Vành Đai 2 - tuyến đường bộ đô thị cấp I của TP HCM
Pingback: Five Star Eco City - Dự án khu dân cư năm sao cao cấp
Pingback: Dự án An Huy Green Mỹ Hạnh Bắc Đức Hòa
Pingback: Cát Tường Phú Sinh - Khu đô thị cao cấp