Các đường vành đai TP HCM và lợi ích mà chúng mang lại

Các đường vành đai TP HCM gồm vành đai 1, vành đai 2. vành đai 3, vành đai 4. Các tuyến đường này giúp ích rất nhiều đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 4 vành đai này và những lợi ích mà chúng mang lại. 

Các đường vành đai TP HCM

Thế nào là đường vành đai?

Hay còn được gọi với những cái tên như đường bao, đường cao tốc, đường xa lộ, các đường vành đai được định nghĩa là những cung đường bao quanh thành phố hoặc một khu đô thị. Những cung đường này giúp các phương tiện giao thông di chuyển thuận tiện hơn, tránh sự ách tắc, tiết kiệm thời gian di chuyển. Người tham gia giao thông có thể di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác mà không cần đi qua trung tâm thành phố, giảm mật độ xe vào các đường nội thành. Nhờ đó, hoạt động giao lưu, thương mại giữa các vùng cũng diễn ra thuận tiện và sôi động hơn. 

Các đường vành đai TP HCM là những đường nào?

Theo thông tin quy hoạch được phê duyệt thì tính đến nay, TP HCM có tổng cộng 4 tuyến đường vành đai gồm: Vành Đai 1, Vành Đai 2, Vành Đai 3, Vành Đai 4. Trong đó, Vành Đai 4 là tuyến đường nằm ngoài cùng và dài nhất, Vành Đai 1 là tuyến đường nằm trong cùng và ngắn nhất. 

Các đường vành đai TP HCM

Vành Đai 1 – Các đường vành đai TP HCM

Vành Đai 1 là tuyến đường nằm gần trung tâm thành phố nhất, hiện đã hoàn thiện khép kín và đưa vào sử dụng. Đây là ranh giới để phân biệt nội thành và ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. 

Vành Đai 1 kéo dài 26,4km, là tuyến đường chính đô thị cấp I của thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường này đi qua 6 quận, huyện của thành phố là Quận Thủ Đức, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận 8, Quận Tân Bình, huyện Bình Chánh theo lộ tuyến như sau: Bắc đầu từ nút giao thông Thủ Đức trên Quốc lộ 1A – tiến vào Nguyễn Văn Linh – đến đường dẫn cầu Phú Mỹ – sang cầu Phú Mỹ – vành đai Đông – đường Nguyễn Thị Đinh – xa lộ Hà Nội – trở về nút giao thông Thủ Đức. Đây hoàn toàn là một cung đường khép kín và có vị trí cực gần với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh (hầu như là bao trọn trung tâm thành phố)

Vành Đai 1

Mục đích tuyến đường Vành Đai 1 ra đời

Như đã thấy, Vành Đai 1 bao trọn các quận 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Phú, Tân Bình và một phần một số quận khác. Điều này tạo sự thuận tiện khi di chuyển từ ngoại ô vào trung tâm thành phố mà không cần xuyên qua các địa điểm đông đúc, tránh được vấn đề kẹt xe, ùn tắc. Ngoài ra, Vành Đai 1 còn đóng một vai trò to lớn vào công cuộc đồng bộ cơ sở hạ tầng của các vùng ngoại ô. Tuyến đường này cũng phù hợp với chính sách giãn dân cư từ vùng trung tâm ra vùng ven, thu hút các nhà đầu tư bởi nó làm tăng giá trị bất động sản vùng ven. Cuối cùng, Vành Đai 1 giúp kết nối, giao lưu thương mại giữa các tỉnh xung quanh và thành phố Hồ Chí Minh

Vành Đai 2 – Các đường vành đai TP HCM

Trong các tuyến vành đai mà TP HCM sở hữu, Vành Đai 2 được đánh giá là tuyến đường quan trọng nhất. Với tổng kinh phí đầu tư lên đến 12.450 tỷ đồng, Vành Đai 2 được quy hoạch từ năm 2007 và được xem là cầu nối quan trọng trong giao thông khu vực ngoại thành. Vành Đai 2 ghé qua 7 quận huyện: Quận 7, Quận 2, Quận 9, Quận Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức. 

Vành Đai 2 có chiều dài khoảng 64 km với tổng số làn xe từ 6 đến 10 làn. Dự đoán, Vành Đai 2 sẽ hoàn thành trong năm 2023. Hiện nay, Vành Đai 2 còn 3 phân đoạn chưa được khép kín là đường Hồ Ngọc Lãm – bến phà Phú Định – đường Trịnh Quang Nghị – đường Nguyễn Văn Linh; Cầu Rạch Chiếc – đường Võ Chí Công – ngã tư Bình Thái; xa lộ Hà Hội – Phạm Văn Đồng (ngã ba Linh Đông) – nút giao Gò Dưa

Vành Đai 2

Vành Đai 3

Vành Đai 3 là dự án được phê duyệt năm 2011 và điều chỉnh lần cuối vào năm 2013, có tổng chiều dài dự kiến lên đến 89,3 km. Cung đường này băng qua 4 tỉnh, thành phố là Đồng Nai, Long An, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Theo đề xuất, tuyến đường này dự kiến có 4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Các phương tiện giao thông có thể di chuyển trên tuyến đường này với tốc độ 100 km/h. 

Vành Đai 3 được chia thành 4 đoạn

  • Đoạn 1 đi qua tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài lên đến 34,28km
  • Đoạn 2 đi qua tỉnh Bình Dương với chiều dài 16,7 km
  • Đoạn 3 đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài khoảng 19,1 km
  • Đoạn 4 còn lại đi qua thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An với chiều dài 28,9 km

Hiện, chỉ có đoạn 2 đi qua tỉnh Bình Dương đã hoàn thiện

Vành Đai 3 là tuyến đường cấp thiết cần được xây dựng để rút ngắn thời gian di chuyển giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Từ đó thúc đẩy các hoạt động giao thương, vận tải, mua bán trong khu vực. Có thể nói, Vành Đai 3 là một “bệ phóng” giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của kinh tế trong vùng, phát triển toàn diện các cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị hóa đa trung tâm. 

Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2024 và nhanh chóng được đưa vào sử dụng. 

Vành Đai 3

Vành đai 4

Vành Đai 4 là tuyến vành đai dài nhất và nằm xa trung tâm thành phố nhất. Tổng chiều dài của tuyến đường này lên đến 197,6 km và đi qua 5 địa phương là thành phố BÀ Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An. Lộ giới lớn nhất lên đến 121,5m với khoảng 6 – 8 làn xe, được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật loại A và tốc độ cho phép là 60 – 80 km/h. 

Đây là tuyến đường được kỳ vọng sẽ tiếp nhận và phân tán lưu lượng giao thông khổng lồ từ miền Tây Nam Bộ, giảm tải hiện tượng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường vào trung tâm thành phố. Ngoài ra, đây là một tuyến đường mở rộng, nối liền 5 tỉnh thành phố, tạo điều kiện để các tỉnh trong khu vực tận dụng cơ sở hạ tầng giao thông trong quá trình giao thương, mua bán, lưu thông hàng hóa, kết nối với nhau. 

Vành Đai 4 được chia thành 5 đoạn và dự kiến hoàn thành trước 2025. 

Vành Đai 4 - Các đường vành đai TP HCM

Những kỳ vọng về lợi ích mà các đường vành đai TP HCM mang lại

Giải quyết bài toán nhức nhối về ùn tắc giao thông trong thành phố Hồ Chí Minh

Mở rộng lưu thông đa chiều, kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng ven

Thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng, vật chất của vùng ngoại thành

Làm tăng giá trị bất động sản vùng ven thành phố, thu hút đầu tư đến khu vực này

Phù hợp với kế hoạch kéo dãn dân cư từ vùng trung tâm ra vùng ven thành phố, cân bằng mật độ dân số giữa trung tâm và ngoại thành. 

Giúp rút ngắn khoảng cách giữa thành phố và các tỉnh xung quanh, khai thác tốt hơn các hoạt động giao thương giữa các khu vực. 

Xem thêm bài viết Khu dân cư Xuyên Á – Đất nền giá rẻ

Các đường vành đai TP HCM gồm Vành Đai 1, 2, 3, 4. Trong đó, Vành Đai 1 đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng. 3 tuyến vành đai còn lại đang trong quá trình thi công. Dự kiến, sau khi hoàn thiện, cả 4 tuyến đường vành đai sẽ giúp khai thác tuyệt đối các tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, đồng thời giải quyết các vấn đề nhức nhối như ùn tắc giao thông, mật độ dân số quá cao. 

3 thoughts on “Các đường vành đai TP HCM và lợi ích mà chúng mang lại

  1. Pingback: Đường Vành Đai 3 TP HCM và tầm quan trọng của nó

  2. Pingback: Vành đai trong cùng của thành phố Hồ Chí Minh

  3. Pingback: QL50 mở rộng lên 34m đoạn qua Bình Chánh, TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *