Vành đai trong cùng của thành phố Hồ Chí Minh

Đường vành đai là một trong những công trình quan trọng hiện hữu ở các thành phố lớn, các đô thị hiện đại. Đường vành đai giúp ích rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian di chuyển nhờ vào việc tránh hiện tượng ùn tắc giao thông. Trong số các đường vành đai của thành phố Hồ Chí Minh, Vành Đai 1  , hay còn gọi là vành đai trong, là cung đường ngắn nhất và gần trung tâm thành phố nhất. Bài viết này sẽ thông tin chi tiết hơn về tuyến đường Vành Đai 1. 

Vành đai trong cùng của thành phố Hồ Chí Minh – Vành Đai 1

Khái niệm đường vành đai

Đường vành đai (hay còn gọi là đường bao, đường xa lộ, đường cao tốc) ra đời với mục đích giúp các phương tiện tham gia giao thông lưu thông dễ dàng hơn, giảm bớt áp lực cho các tuyến đường khu vực trung tâm. Thay vì phải đi qua những con đường đông đúc để đến được các địa phương lân cận, hiện nay, người ta có thể trực tiếp di chuyển đến đó với đường vành đai thông thoáng. 

Tùy vào đặc điểm đô thị, thành phố sẽ đưa ra những phương án xây dựng đường vành đai phù hợp với địa thể, khả năng của địa phương. Đường vành đai kết nối với quốc lộ trong đô thị và có các nút giao thông trọng điểm. 

Mục đích ra đời của đường vành đai là xây dựng một lộ trình di chuyển linh động hơn, đa phía, rút ngắn thời gian và tránh được tình trạng tắc nghẽn giao thông vẫn thường thấy ở các đô thị đặc biệt như thành phố Hồ Chí Minh.

Vành đai trong cùng của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu vành đai?

Với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc như thành phố Hồ Chí Minh, các dự án đường vành đai là những dự án cấp thiết cần được xây dựng. Nhận thấy tầm quan trọng đó, Chính phủ đã phê duyệt 4 dự án đường vành đai ở thành phố Hồ Chí Minh gồm: Vành Đai 1, Vành Đai 2, Vành Đai 3, Vành Đai 4. Trong đó, Vành Đai 1 (vành đai trong) nằm ở trong cùng, gần trung tâm thành phố nhất và có chiều dài ngắn nhất. Tiếp đó là các Vành Đai 2, 3 và cuối cùng là Vành Đai 4 với vị trí cách xa trung tâm nhất, mở rộng nhất với tổng chiều dài dài nhất (lên đến 197,6km).

Vành đai trong cùng của thành phố Hồ Chí Minh – Vành Đai 1

Vành Đai 1 là tuyến vành đai trong cùng, gần khu vực trung tâm thành phố nhất. Đây là tuyến đường chính đô thị cấp I với tổng chiều dài chỉ 26,4km. Vành Đai 1 “ghé qua” 6 quận huyện gồm Quận Bình Tân, Quận 8, Huyện Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Quận Tân Bình,  Quận Tân Phú

Bắt đầu tư Quận Thủ Đức (đoạn ngã tư Linh Xuân), Vành Đai 1 theo đường Phạm Văn Đồng đến sân bay Tân Sơn Nhất thuộc quận Tân Bình, sau đó rẽ trái rồi nhập vào đường Trường Sơn – Hoàng Văn Thụ. Tiếp tục đi thẳng tiến vào đường Hồng Lạc – Thoại Ngọc Hầu, băng qua ngã 4 Bốn Xã rồi nhập vào Hương lộ 2 thuộc quận Bình Tân. Lộ trình vẫn tiếp tục rẽ trái cắt đường Kinh Dương Vương, Võ Văn Kiệt, An Dương Vương, qua 2 con kênh là kênh Lò Gốm, kênh Đôi rồi nối với đường Nguyễn Văn Linh và kết thúc. 

Lộ tuyến Vành Đai 1 – Vành đai trong cùng của thành phố Hồ Chí Minh

Vành Đai 1 được chia thành 4 đoạn như sau

Đoạn 1:  Bắt đầu từ ngã 4 Linh Đông (nút giao giữa Phạm Văn Đồng với Vành Đai 2) qua vòng xoay Nguyễn Thái Sơn. Đoạn này kéo dài 8,5 km gồm 12 làn xe với lộ giới lên đến 60m và hiện đã hoàn thành.

Đoạn 2A: Tiếp tục từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến ngã tư Bảy Hiền. Đoạn này dài 4,8km và trùng với đường Bạch Đằng – Hồng Hà, Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn. Hiện, đoạn này chỉ mới hoàn thiện giai đoạn 1. 

Đoạn 2B: Bắt đầu từ ngã tư Bảy Hiền đến Hương lộ 2. Đoạn 2B dài 4,7km gồm tuyến đường phóng mới 1, đường hương lộ 2 (với lộ giới 40m). Đoạn này hiện chưa hoàn thiện.

Đoạn 3: kéo dài 8,4 km nối Hương lộ 2 với Nguyễn Văn Linh với lộ giới khoảng 60m, gồm các tuyến đường con là vành đai trong và vành đai trong nối dài. Đoạn này đã hoàn thiện đoạn vành đai trong thuộc KDC Tên Lửa (thuộc Quận Bình Tân)

Vành Đai 1 bao trọn phần lớn các quận của thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến thời điểm hiện tại, tuyến đường Vành Đai 1 đã hoàn thiện được 90% và bước đầu phát huy hiệu quả trong giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở thành phố Hồ Chí Minh. 

Ý nghĩa của tuyến đường Vành Đai 1:

  • Vành Đai 1 là “công thần” trong việc giảm tình trạng quá tải lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ở trung tâm thành phố
  • Giúp việc di chuyển giữa thành phố với các tỉnh vùng ven mà không cần phụ thuộc vào các tuyến đường nội đô
  • Đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng của vùng ven thành phố
  • Kéo dãn dân cư từ khu trung tâm sang vùng ven thành phố Hồ Chí Minh
  • Tăng giá trị bất động sản cho vùng ven thành phố, thu hút đầu tư đến khu vực này
  • Tăng kết nối giao thương, trao đổi mua bán giữa thành phố với các tỉnh xung quanh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai,… 
  • Nâng cao bộ mặt thành phố về cơ sở hạ tầng giao thông, xứng đáng với tiềm năng của thành phố. 

Đặc biệt, cuối năm 2017, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức chọn đường Vành Đai 1 làm ranh giới để phân chia nội thành và ngoại thành. Nhờ thế, quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông rõ ràng hơn. 

Đường vành đai đóng góp một phần to lớn vào việc thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng thành phố, cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông. Với Vành Đai 1 – vành đai trong cùng của thành phố Hồ Chí Minh, vai trò này càng thể hiện rõ hơn vì đây là tuyến đường gần trung tâm thành phố nhất, là cửa ngõ gần nhất để mở ra các phía. Hiện, vành đai 1 đã hoàn thành 90% và được đưa vào sử dụng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *