Vừa qua, sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một cuộc họp với nội dung nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung mạng lưới đường sắt đô thị, đường sắt kết nối nội thành, các đầu mối đường sắt quốc gia quan trọng trong thành phố và hoàn chỉnh tuyến đường trên cao, các đường ven bờ sông Sài Gòn. Trong đó, thành phố đã đề xuất bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị mới.
Thông tin về đề xuất bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị mới trên địa bàn thành phố
Theo đó, về tuyến đường sắt đô thị, sở GTVT đề xuất xây dựng thêm 3 tuyến đường mới và nâng cấp các tuyến đường sắt đô thị hiện hữu.
Cụ thể, 3 tuyến đường sắt được đề xuất xây mới là
- Tuyến đường kết nối các nhà ga hành khách của Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất với trung tâm thành phố và phường Thủ Thiêm (Thành phố Thủ Đức). Tuyến đường này cũng sẽ kết nối với Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành (Hay còn gọi là đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành)
- Tuyến thứ 2 là tuyến đường sắt băng qua sông Soài Rạp để đến với Cần Giờ, kết nối trực tiếp với Khu đô thị lấn biển Cần Giờ với quy mô lên đến 2.870 hecta.
- Tuyến đường thứ 3 được bổ sung là tuyến đường sắt kết nối ga Thủ Thiêm ở phía Bắc với ga Tân Kiên ở phía Tây. Tuyến này chủ yếu để vận chuyển hành khách.
Đối với các tuyền ĐSĐT đã quy hoạch trước đó – Bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị
Đối với các tuyến đường sắt đô thị đã quy hoạch trước đó, như: tuyến nối đường sắt đô thị số 2 – GĐ 2 tại ga Thủ Thiêm đến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành. Từ đây tạo một mạng lưới đường sắt chặt chẽ từ đô thị Tây Bắc TPHCM kết nối với các địa phương Bến thành, Thủ Thiêm, Long Thành, kéo dài hơn 80km.
Ngoài ra, nhiệm vụ kết nối các tuyến đường sắt số 3b và số 4 của thành phố với các tuyến đường đang được nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương cũng được đề ra. Thêm vào đó, Sở GTVT đề xuất kéo dài thêm 7km đối với tuyến đường sắt số 6, điểm cuối mới sẽ là đường Nguyễn Văn Linh.
Đối với tuyến đường sắt quốc gia – Bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị
Đối với các tuyến đường sắt quốc gia, Sở đề xuất chuyển ga hành khách của tuyến Hà Nội – TPHCM từ ga Bình Triệu đến ga An Bình (thuộc địa phận tỉnh Bình Dương). Từ đó có thể chuyển đoạn từ ga An Bình đến ga Sài Gòn của tuyến đường sắt quốc gia thành đường sắt đô thị. Cùng với đó, thành phố sẽ giải phóng được quỹ đất tại các trạm đầu mối kỹ thuật, tạo thuận lợi để phát triển mô hình TOD có hiệu quả.
Đối với hệ thống các tuyến đường trên cao
Đối với hệ thống các tuyến đường trên cao, thành phố cần cấp bách kéo dài các tuyến đường hiện hữu để hình thành trục đường xuyên tâm, kết nối đa chiều các khu vực Đông Tây Nam Bắc thành phố, và kết nối với giao thông các tỉnh lân cận.
Phải kể đến như trục đường Bắc – Nam nằm ở phía tây thành phố (còn gọi là Bắc Nam 1) kết nối từ đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đến đường vành đai 3. Trục Bắc Nam 2 (Bắc Nam phía Đông) bắt đầu từ nút giao giữa đường vành đai 3 (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương) với QL13 và kết thúc ở đường Nguyễn Văn Linh (tại nút giao đầu cầu Phú Mỹ). Trục đường Đông Tây 2 (Đông Tây phía Bắc) kéo dài từ nhánh phía Tây đường vành đai 3 (địa phận thành phố Hồ Chí Minh) đến quốc lộ 1K đến giao với đường vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương.
Các tuyến đường trên cao dọc đường Vành Đai 2 của TPHCM cũng được chú trọng. Điển hình là tuyến từ Nguyễn Hữu Thọ đến Hoàng Quốc Việt, qua cầu Phú Mỹ 2 và nối với TL25C, có nhiệm vụ kết nối với cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Xem thêm bài viết đầu tư đất nền sao cho không bị lỗ.
Đối với các tuyến đường ven sông Sài Gòn
Đối với các tuyến đường ven sông Sài Gòn, thành phố sẽ nghiên cứu để khai thác triệt để tiềm năng một cách có hiệu quả, tạo nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là du lịch, tạo cảnh quan sinh thái, phát triển các dịch vụ ven sông.
Đề án bổ sung thêm 3 tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh được sở GTVT đề xuất chi tiết, đưa vào công trình trọng điểm cần thực hiện. Sau khi quy hoạch lại mạng lưới đường sắt đô thị trong thành phố, cùng với một số đoạn đường sắt quốc gia, giao thông bằng đường sắt sẽ phát triển mạnh, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế rõ rệt hơn.