Huyện Cần Giờ là một huyện nằm ở ngoại thành của thành phố Hồ chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 50km về hướng Tây Bắc. Có thể bạn chưa biết, đây là huyện duy nhất giáp biển của thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế, Cần Giờ ngày càng thu hút nhiều dự án lớn nhỏ. Trong đó, có hai siêu dự án tỷ USD đáng chú ý là dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và khu đô thị lấn biển.
Hai siêu dự án tỷ USD tại Cần Giờ
Giới thiệu về huyện Cần Giờ
Huyện Cần Giờ là địa phương duy nhất giáp biển của thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Cần Giờ chính là cửa ngõ để thành phố hướng ra biển Đông. Huyện gồm 1 thị trấn và 6 xã, với tổng diện tích hơn 700 km2 và dân số được ghi nhận năm 2019 là 71.526 người. Như vậy, mật độ dân số trung bình của huyện là 102 người/km2.
Phương tiện đi lại quan trọng của huyện Cần Giờ là phà, điển hình là phà Bình Khánh. Bởi huyện bị ngăn cách với các địa phương khác do các con sông lớn, nhưng lại chưa có cầu bắc qua. Đường bộ quan trọng nhất ở đây là đường Rừng Sác.
Vì giáp biển, nên thổ nhưỡng huyện Cần Giờ là phèn và mặn. Hệ sinh thái ngập mặn ở đây rất phong phú, vùng ngập mặn chiến hơn một nửa diện tích toàn huyện. Nơi đây được mệnh danh là vườn thượng uyển của cả thành phố với khu dự trữ sinh quyển thế giới đáng chú ý.
Với nhiều lợi thế về môi trường trong lành, cảnh quan sinh động, quỹ đất còn nhiều và là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, biến khu vực này thành một trong những đô thị phát triển bậc nhất cả nước.
Hai siêu dự án tỷ USD tại huyện Cần Giờ
Hai dự án với quy mô tỷ USD tại huyện Cần Giờ là dự án cảng Cần Giờ (cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ) với mức đầu tư gần 6 tỷ USD và khu đô thị lấn biển với mức đầu tư lên đến 9 tỷ USD. Hai dự án này được kỳ vọng là “bệ phóng” giúp huyện thay đổi bộ mặt đô thị. Với mức đầu tư khủng như vậy, dự kiến Cảng Cần Giờ sẽ tạo ra việc làm cho 8.000 lao động, còn khu đô thị lấn biển sẽ là nơi sinh sống của hơn 300.000 dân cư. Quy mô này gấp 3 lần dân số Cần Giờ hiện tại.
Bên cạnh đó, 2 dự án này sẽ góp phần thu hút 9 triệu khách du lịch mỗi năm, bằng ⅓ số du khách đến thành phố hiện nay. Hiện nay, dự án khu đô thị đã được Chính phủ phê duyệt, chỉ còn chờ thành phố thẩm định và có kế hoạch chi tiết. Còn Cảng Cần Giờ đang trong quá trình lập đề án, xin bổ sung quy hoạch.
Xem thêm bài viết đầu tư đất nền sao cho không bị lỗ.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ – Một trong hai siêu dự án tỷ USD của Cần Giờ
Theo dự kiến, Cảng Cần Giờ sẽ được khởi công vào đầu năm 2024. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là cảng lớn nhất Việt Nam tính trong hệ thống cảng đã hoàn thiện.
Vị trí được chọn để xây dựng cảng là ở cù lao Phú Lợi, đây là vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn huyện Cần Giờ. Tổng diện tích của Cảng là 571 hecta, diện tích này chiếm 0,8% diện tích toàn huyện. Trong đó có 90 hecta đất là cù lao rừng phòng hộ ven biển, còn lại 481 hecta diện tích là mặt nước. Do đó, để triển khai dự án này phải thực hiện chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ trước.
Lợi ích mà càng Cần Giờ mang lại
Cần Giờ là cửa ngõ duy nhất giúp thành phố hướng ra biển Đông. Huyện nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, sở hữu luồng tốt nhất cả nước, hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận tải trọng 250.000 tấn – loại tải trọng lớn nhất thế giới. Mục đích của việc xây dựng cảng là để khai thác thị trường trung chuyển quốc tế đang bị bỏ phí tại Việt Nam. Các cảng khác tại Đông Nam Á đã nắm giữ 28% tổng lượng hàng trung chuyển quốc tế toàn thế giới (số liệu năm 2021). Nếu Việt Nam nắm bắt được cơ hội này, chúng ta sẽ thu về rất nhiều lợi ích.
Cảng Cần Giờ được kỳ vọng là sẽ sánh ngang với các ông hoàng trong mảng trung chuyển hàng hóa quốc tế Đông Nam Á như Singapore hay Malaysia. Theo tính toán, các hãng tàu sẽ tiết kiệm tối thiểu 25% chi phí nhiên liệu nếu chọn Cần Giờ là trạm trung chuyển thay vì chọn Singapore khi chuyển hàng từ Thái Lan, Campuchia hay Philippines.
Tầm nhìn phát triển cảng Cần Giờ
Tầm nhìn đến 20 năm tới, cảng Cần Giờ sẽ là cảng biển lớn nhất cả nước, gấp 3,5 lần diện tích cảng Cát Lái. Vốn đầu tư của dự án này là khoảng 5,5 tỷ USD. 30% số vốn này do liên doanh giữa Cảng Sài Gòn (đại diện cho phía Việt Nam) và tập đoàn MSC (phía nhà đầu tư nước ngoài) đóng góp, còn 70% là vốn vay.
Theo kế hoạch dự kiến, cảng Cần Giờ sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2027 với lượng hàng năm đầu tiên là 2,1 triệu TEU, tương đương với 7% lượng hàng hóa của Singapore năm 2021. Từ đó, Cảng Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vào năm 2047 sau 7 giai đoạn đầu tư.
Cảng Cần Giờ sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 34.000 – 40.000 tỷ VNĐ mỗi năm nếu khai thác hết công suất. Một đánh giá khác cho hay, cảng này có thể thu về lợi nhuận khủng, từ 2 – 3 tỷ USD mỗi năm, đó là chưa kể doanh thu từ các phụ trợ khác.
Ngoài việc đầu tư xây dựng cảng, khu vực này còn cần phải được đầu tư về hạ tầng giao thông. Dự án cần khoảng 12.000 tỷ đồng để xây dựng một tuyến đường mới quy mô 4 làn xe, chiều dài 11km, có cầu bắc qua sông Lòng Tàu nối với đường Rừng Sác. Bên cạnh đó, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc cũng cần được chú trọng đầu tư mới.
Khu đô thị lấn biển Cần Giờ – một trong hai siêu dự án tỷ USD của Cần Giờ
Cùng với dự án siêu cảng, dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ cũng là mối quan tâm của nhiều người. Khu đô thị này dự kiến được xây dựng tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Tổng diện tích toàn dự án là 2.870 hecta và hoàn toàn lấn biển. Sau khi hoàn thiện, nơi đây sẽ là thiên đường sinh sống của hơn 228 nghìn người, thu hút gần 9 triệu lượt khách du lịch hàng năm và tạo ra việc làm cho hơn 36.000 người lao động. Dự án này đã được phê duyệt năm 2007 và trải qua 2 lần điều chỉnh.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án này chỉ có quy mô khoảng 600 hecta. Tuy nhiên, năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt mở rộng diện tích dự án lên đến 5 lần, với tổng đầu tư hơn 9 tỷ USD (khoảng 217.000 tỷ đồng)
Tiến độ thi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ
Tính đến năm nay (2023), dự án này đã lấn biển được 20 hecta và chưa xây dựng bất cứ công trình nào. Cuối tháng 4 vừa qua, dự án vừa có sự thay đổi lần 3. Lần thay đổi này, diện tích mặt nước bị thu hẹp 300 hecta, diện tích đất du lịch bị giảm 195 hecta. Trong khi đón, diện tích đất nhóm nhà ở tăng 478 hecta lên 578 hecta.
Để khu đô thị mới này được hoạt động, cần hệ thống xử lý nước thải lên đến 70.000 m3 mỗi ngày. Ngoài ra khu đô thị này cũng sẽ khiến Cần Giờ phát sinh thêm 108 nghìn tấn tác thải sinh hoạt mỗi năm. Thêm vào đó, dự án sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của 3.400 người dân hiện đang sống bằng nghề nuôi nghêu và khai thác thủy sản.
Dự án sẽ mất khoảng 47 năm để triển khai, đến 2070 sẽ hoàn thành.
Như vậy, hai siêu dự án tỷ USD của huyện Cần Giờ đều là hai dự án có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Pingback: Khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh - Ký gửi nhà đất Cần Giờ