Suốt 20 năm, rừng ngập mặn Cần Giờ luôn giữ vững vai trò là “lá phổi xanh” bảo vệ cho thành phố trọng điểm phía Nam – huyện Cần Giờ.
Khái quát thông tin về khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Ở một nơi nào đó thuộc miền Nam nước ta, có một thảm thực vật xanh mênh mông, bạt ngàn, nơi mà ai cũng nên đặt chân đến một lần trong đời. Đó là Cần Giờ, rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2000.
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gần 40km, Cần Giờ là khu rừng ngập mặn với quần thể động, thực vật phong phú nhưng bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Bom đạn và chất độc hóa học đã biến nơi này trở thành “vùng đất chết” không còn sự tồn tại của thảm thực vật bao la trước đó. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về Thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. Đây chính là một quần thể gồm các loài động, thực vật, thủy sinh được hình thành trên vùng châu thổ của các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.
Ngày nay, rừng ngập mặn Cần Giờ được Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách với sự hoàn thiện về hệ thống cầu, đường bộ, kênh mương, lối đi trong rừng.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có hệ sinh thái đa dạng
Về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.
Về động vật có khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, cá sấu hoa cà…
Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.
Phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ thành công là nhờ đóng góp quan trọng của cộng đồng dân cư địa phương, từ việc chung tay trồng rừng trong suốt giai đoạn sau chiến tranh cho đến việc nhận khoán bảo vệ rừng, nhiều người trong số các hộ tham gia bảo vệ rừng hiện nay trước đây đã từng chặt phá rừng.
Ngoài ra, việc giao rừng cho người dân chăm sóc và bảo vệ đã tạo điều kiện cho người dân nâng cao sinh kế, ổn định cuộc sống và gắn bó với rừng ngập mặn Cần Giờ, hướng tới bảo tồn, phát triển bền vững
Chức năng và vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ
Nơi đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, đồng thời là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Đồng Nai – Sài Gòn đổ ra biển Đông.
- Rừng ngập mặn Cần Giờ còn có vai trò quan trọng hạn chế thiệt hại do bão lũ, giảm đến 50% năng lượng tác động từ sóng biển, ngăn ngừa nước biển dâng cũng như góp phần bảo vệ dân cư và hạ tầng ven biển.
- Dựa theo kết quả tổng hợp của Viện Sinh thái học miền nam, hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ ghi nhận 296 loài, nhóm thực vật ngập mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt Nam.
- Từ những cánh rừng hoang sơ ngày ấy, hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ được mệnh danh là “quả thận tốt” của thành phố Hồ Chí Minh. Với tác dụng chính là hấp thụ khí độc thải ra từ khói xe máy, từ các khu sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó rừng giúp trả lại dưỡng khí oxy cho môi trường. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Sài Gòn và các khu vực lân cận.
- Ngoài ra rừng ngập mặn Cần Giờ có vai trò quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại do bão lũ hằng năm. Đây là nguồn cung cấp thức ăn và khu vực sinh trưởng cho các loại thủy hải sản và động vật. Các loại cây như cây lức, cây ô rô, cây xu, cây chùm gọng,… Trong dùng ngập mặn cần giờ còn được dùng để làm thuốc. Trước đây bộ đội ta thường dùng cây rừng để chữa bệnh.
- Một nguồn lợi quan trọng khác không thể không kể đến chính là nguồn lợi về thủy hải sản. Rừng ngập mặn Cần Giờ rất nhiều loại tôm, cá có giá trị kinh tế cao như: Cá chẽm, cá mú, cá ngát, tôm sú, tôm thẻ, sò huyết,…Thực tế đã chứng minh rằng rừng Cần Giờ mang lại rất nhiều giá trị to lớn. Trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu. Góp phần giảm thiểu đến 50% năng lượng tác động từ sóng biển. Ngăn ngừa nước biển dâng cao cũng như góp phần bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng ven biển..
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin cần thiết về khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ để có thể hiểu hơn về nó và biết yêu hơn các giá trị thiên nhiên, tự nhiên được lưu giữ và bảo tồn của mảnh đất hình chữ S- Việt Nam.
Pingback: Cầu Cần Giờ T4/2023: khởi công dự án 2024 - Nhà đất Cần Giờ